Tìm kiếm

Một số bài thuốc chữa cảm cúm

Một số bài thuốc chữa cảm cúm

Cúm là bệnh do virus gây ra, lây lan theo đường hô hấp. Dưới đây là một số bài thuốc, cây lá chữa cảm cúm thông thường.
2707200911 Một số bài thuốc chữa cảm cúm  
Sả, tỏi – những thực phẩm chữa cảm cúm

1. Từ bạc hà

* Chữa cảm cúm: Bạc hà khô 20g, tỏi 10g, hương nhu khô 20g, hạt mùi khô 5g. Cho 3 bát nước, đun sôi kỹ còn 1 bát là được. Lấy một nửa bát nước thuốc cho bệnh nhân uống. Phần còn lại bịt kín nồi thuốc chỉ để 1 lỗ thủng nhỏ cho hơi thuốc bay ra, bệnh nhân ngồi ngửi hơi thuốc đó, khi hết hơi nóng thì thôi, ngày làm 1 lần, làm 2 ngày liền.
Sả, tỏi – những thực phẩm chữa cảm cúm
* Nếu cảm cúm có sốt nóng, rét, đau đầu, sổ mũi, đau nhức chân tay, cần dùng bài thuốc sau: Bạc hà khô 5g, cúc hoa vàng khô 10g, kinh giới khô 5g, kim ngân khô 15g. Sắc thuốc xong chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn, cần uống 3 ngày liền.
Chú ý, không nên dùng bạc hà cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và người mắc bệnh cao huyết áp

2. Từ cúc tần

 cúc  tần có vị đắng cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng chữa cảm lạnh, chữa cảm sốt nóng không có mồ hôi…
* Chữa cảm cúm nhức đầu không có mồ hôi: Lá cúc tần 20g, lá sả 10g, lá chanh 8g, sắc thuốc xong cho bệnh nhân uống lúc còn nóng, bã thuốc còn lại cho thêm 2 bát nước đun sôi để cho bệnh nhân xông, sau đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

3. Từ kinh giới

Kinh giới có vị cay, tính hơi nóng, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió.
* Chữa cảm cúm, đau nhức các đầu xương: Kinh giới tươi (cành non, lá) 50g, gừng sống 10g. Hai thứ rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, ngày uống 2 lần, bã thuốc xoa dọc xương sống từ trên xuống.

4. Từ tía tô

Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, tiêu đờm, chữa cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực.
* Chữa bệnh cam cum không có mồ hôi: Lá tía tô (tươi) 15g, hành tươi (củ, rễ, dọc) 3 củ. Cả hai rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát cháo nóng để bệnh nhân ăn, ăn xong thì đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

5. Từ tỏi

Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm… Dùng tỏi giã vắt lấy nước cốt 10 ml uống, ngoài dùng tỏi bọc bông nút mũi để chống lây.

6. Từ hành

Hành có vị cay, tính bình, có tác dụng làm tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng…
* Thuốc chữa cảm cúm, sốt nhẹ, nhức đầu: Hành 15g, (cả củ, rễ, lá) rửa sạch giã nhỏ. Tía tô 20g rửa sạch thái thật nhỏ.
Cả hai cho vào cháo loãng nóng quấy đều cho bệnh nhân ăn. Ăn xong đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
* Thuốc chữa cảm sốt nhức đầu: Hành củ 30g, gừng tươi 20g, chè búp (khô) 8g, tía tô 6g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

7. Từ cỏ mần chầu

Cỏ mần chầu, có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm nắng, sốt nóng cảm cúm.
* Chữa cam cum: Cỏ mần chầu 10g, cam thảo nam 8g, kim ngân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

8. Từ cam thảo đất

Cam thảo đất có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, dùng để thanh nhiệt, chữa cảm cúm, ho, viêm họng.
* Chữa cảm cúm sợ gió, có mồ hôi, nặng đầu, ho: Bạc hà 8g, kinh giới 8g, lá tre 16g, kim ngân 16g, cam thảo đất 12g.
Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm hai lần trong ngày, uống khi thuốc đã nguội.


 

Chữa trị cúm cho bé bằng phương pháp dân gian


Những đợt gió lạnh trở trời có thể làm bé bị Sổ mũi , ho, viêm họng, cảm cúm… Với những triệu chứng ốm ban đầu, mẹ có thể chặn đứng ngay bằng các biện pháp trị liệu dân gian sau:
Ăn cháo hành, tía tô



Cháo hành, tía tô thường là bài thuốc chưa cảm cúm quen thuộc cho người lớn. Bài thuốc này cũng tốt với trẻ. Mẹ lưu ý thái nhuyễn rau cho bé dễ nuốt.
Cho bé uống tinh dầu tỏi



Để tỏi bớt hăng, mẹ có thể nướng tỏi lên rồi giã nhuyễn thêm nước cho bé uống hoặc thêm tỏi vào bữa cháo của bé cũng có tác dụng.
Kinh giới chữa ho, cảm cúm


Kinh giới thường được sử dụng cùng tía tô, là một trong những vị thuốc đầu bảng trị cảm mạo phong hàn. Kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, cảm lạnh, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết. Kinh giới là thành phần không thể thiếu trong rất nhiều bài thuốc gia truyền trị cảm mạo, ho dai dẳng. Mẹ có thể giã mấy lá kinh giới, thêm đường phèn hoặc mật ong đem hấp nồi cơm rồi cho bé ăn nóng. Tinh dầu kinh giới giúp bé thông mũi, dịu họng nhanh chóng.
Uống nước gừng nóng


Mẹ thái vài lát gừng rồi cho vào nước đun sôi lên, thêm đường hoặc mật ong rồi cho bé uống nóng. Một ngày uống 3 lần hoặc uống mỗi khi bé có triệu chứng cúm khó chịu sẽ cho hiệu quả tức thì.
Nước muối


Hãy cho bé súc họng nước muối hàng ngày và vệ sinh đường thở cho bé bằng bình xịt muối biển để làm loãng và sạch chất nhầy.

Những biện pháp trên đây chỉ hiệu quả cho những triệu chứng ban đầu khi bé ốm. Mẹ cần theo dõi các triệu chứng của bé để xác định thời điểm cần thiết cho bé đi khám và dùng thuốc theo đơn. Tuy nhiên, nếu bé cần uống thuốc thì những liệu pháp trên đây cũng có tác dụng bổ trợ giúp bé mau khỏi hơn.
hãy dùng sản phẩm Cảm xuyên hương để được chăm sóc toàn diện

Hiểu cảm cúm để trị hiệu quả




Cảm cúm Cảm cúm là bệnh của đường hô hấp trên, thường có các triệu chứng rõ nét nhất là nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, nhức mình mẩy… Bệnh tuy là nhẹ nhưng có thể gây nhiều phiền toái trong quá trình diễn tiến.


Trong những ngày đầu đông này, bệnh cảm cúm đã bắt đầu phổ biến. Bệnh tuy không nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị đúng cách thì có thể kéo dài đến 2 tuần, hoặc có biến chứng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh cũng như có khả năng lây sang những người xung quanh. Tìm hiểu cảm cúm để phòng và chữa bệnh sớm khi chưa có biến chứng là cách tốt nhất để chúng ta bảo vệ bản thân và những người thân yêu được khỏe khoắn, vui tươi, và làm việc được bình thường.



Những phiền toái từ Cảm cúm



Cảm cúm là bệnh của đường hô hấp trên, thường có các triệu chứng rõ nét nhất là nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, nhức mình mẩy… Bệnh tuy là nhẹ nhưng có thể gây nhiều phiền toái trong quá trình diễn tiến. Đối với người đi làm, đặc biệt là làm việc trong phòng máy lạnh, những cơn nhảy mũi, tắc ngạt mũi liên tục, không chỉ gây khó chịu cho bản thân người bệnh mà còn ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp. Bên cạnh đó, nhảy mũi cũng là cơ hội để các vi rút, vi khuẩn phát tán từ người bệnh sang những người khác xung quanh. Đó là chưa kể đến tình trạng nghẹt mũi hoặc sổ mũi khiến người bệnh không thể tập trung trong công việc mà đôi khi còn mất điểm do thiếu hưng phấn làm việc, suy nghĩ, “luộm thuộm” và “ biếng nhác” trong công việc.










Hắt hơi, nhảy mũi, ngạt mũi, đai đầu nhẹ… là những triệu chứng thường thấy của cảm cúm



Cảm cúm sẽ tiến triển dữ dội hơn với các triệu chứng như ho, có đờm, mệt mỏi nhiều hơn. Những cơn ho này khiến người bệnh rất khó chịu trong mọi sinh hoạt hàng ngày và đặc biệt là khi trở thành “người gác đêm” khi mọi người đang ngon giấc.



Nếu không chữa trị kịp thời, cảm cúm có thể gây những biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm phế quản - phổi , những bệnh tiêu tốn nhiều thời gian và công sức và cả tiền để chữa trị.



Cảm cúm - khó tránh dễ trị



Cảm cúm vốn là bệnh dễ trị nếu chúng ta đặt trọng tâm là điều trị triệu chứng. Khi có các biểu hiện của cảm cúm ngay từ đầu, người bệnh cần được dung thuốc điều trị sớm, tiết kiệm thời gian và công sức để phục hồi nhanh chóng, và tránh các biến chứng.



Để trị dứt cảm cúm, chúng ta cần nhìn rõ các vấn đề sau: các triệu chứng về mũi (như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi), các triệu chứng về đau đầu và cơ bắp (như đau mình mẩy), nặng hơn thì có ho, có đờm… để từ đó dễ xác định các thành phần chữa trị. Để trị triệu chứng về mũi thì thuốc được dùng thường có thành phần phenylephedrine hydrochloride (gọi tắt là PE). Phenylephedrine có tác dụng co mạch, chống sung huyết mũi, giảm nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, do thuốc gây co mạch, cho nên, những người cao tuổi hoặc có vấn đề về cao huyết áp thì cần có sự chỉ định của bác sĩ khi dung các loại thuốc có thành phần hoạt chất này.



Để giảm đau đầu, đau nhức mình mẩy thì hoạt chất paracetamol thường được lựa chọn vì tính an toàn cao và ít tác dụng phụ. Một số thuốc trị cảm cúm còn được hỗ trợ caffeine nhằm giúp người bệnh tỉnh táo hơn khi làm việc, vui chơi. Đặc tính khác của caffeine là giúp paracetamol phát huy tác dụng giảm đau nhanh và mạnh hơn. Khi gặp cảm cúm với triệu chứng nặng hơn thì ngoài các thành phần kể trên, người bệnh sẽ cần thêm noscapine để trị ho, terpine hydrate giúp làm loãng đờm và vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp cơ thể mau bình phục.



Trong trường hợp người bệnh thấy các triệu chứng diễn tiến kéo dài, chảy mũi không dứt, lại thấy sốt cao, khó thở, tức ngực… thì cần đi khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.















Thường xuyên rửa tay sạch sẽ và ăn trái cây là những thói quen có ích để phòng chống cảm cúm



Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, rất dễ lây lan từ người này qua người khác khi người bệnh ho, nhảy mũi hay tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Những người bị cảm cúm nên đeo khẩu trang khi giao tiếp hay ở trong chỗ đông người và nên thường xuyên rửa tay sạch trước khi bắt tay, tiếp xúc với người khác. Vì vậy, biết trước những triệu chứng của cảm cúm để điều trị sẽ giúp cho người bệnh hết bệnh nhanh và hạn chế lây lan sang những người xung quanh, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Để phòng tránh cúm, trước tiên, chúng ta phải giữ vệ sinh sạch sẽ như thường xuyên rửa tay, giữ cho môi trường xung quanh sạch sẽ, thông thoáng để hạn chế sự phát triển của virus, vi khuẩn. Ngoài ra, cần ăn thêm trái cây có nhiều vitamin và khoáng vi lượng để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.



PGS.TS Nguyễn Đình Phúc


Nguyên chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng – ĐH Y Khoa Hà Nội





Tag : cảm cúm,cam cum