Tìm kiếm

Mẹo hay trị cảm lạnh



Nếu thấy Sổ mũi, khò khè, sốt, đau đầu, mỏi mệt, bạn đang bị cảm lạnh. Mội vài mẹo nhỏ giúp bạn cải thiện tình trạng này.
Khắc phục chứng nghẹt mũi

Nghẹt mũi là một trong những rắc rối thường gặp khi bị cảm lạnh. Bạn có thể dùng dung dịch nước muối loãng sinh lý có bán tại các cửa hàng dược phẩm để vệ sinh mũi hoặc tự chế dung dịch này theo cách đơn giản là pha 1/4 thìa muối với 500 ml nước ấm, khuấy đều. Khi ngủ nên gối đầu cao hơn bình thường để cảm giác tắc nghẹt mũi không khiến bạn khó chịu.

Dùng tỏi

Tỏi không đơn thuần là loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, có tác dụng làm dậy mùi món ăn mà trong y học tỏi còn có công năng giống như một “vị thuốc”. Nên thêm tỏi vào các món ăn hay ngâm rượu tỏi để sử dụng.

Uống trà gừng

Một cốc trà gừng có pha thêm chút đường sẽ là cách “sơ cứu” nhanh chóng giúp bạn dễ dàng vượt qua chứng bệnh cảm lạnh. Cách “chế” trà gừng thật đơn giản chỉ cần đun nước sôi rồi thêm một vài lát gừng vào đun tiếp khoảng ba phút nữa thì thêm chút đường khuấy đều.

Ngoài trà gừng bạn cũng có thể dùng nước chanh nóng. Chỉ cần pha nước chanh ấm, rồi thêm 1 – 2 thìa mật ong. Loại trà chanh này không chỉ có lợi để bạn dễ dàng “chia tay” chứng cảm lạnh mà còn có tác dụng trị ho khan – một rắc rối thường gặp khi mắc chứng cảm lạnh.

Giữ ấm cơ thể

Một trong những nguyên nhân chính gây nên chứng cảm lạnh là do cơ thể bị nhiễm lạnh, vậy nên khi đó bạn cần giữ ấm cơ thể. Có nhiều cách để giữ ấm cơ thể như dùng máy sưởi, mặc quần áo ấm và nên nghỉ ngơi trong phòng kín gió.

Lưu ý: Không dùng thuốc kháng sinh để trị cảm lạnh vì kháng sinh không phát huy tác dụng mà còn gây nên tác dụng “phản chủ”.


Khi bé bị Sổ mũi ngoài việc dùng các biện pháp phòng tránh dân gian nếu bị nhẹ nếu bị nặng các mẹ nhớ dùng kèm thêm các sản phẩm Cảm xuyên hương nổi tiếng của công ty dược yên bái để chữa trị  cho bé nhé.Trường hợp để lâu dài các mẹ lên đưa đến các cơ sở khám chữa bệnh để các bác sĩ kiểm tra và khám cho bé

Tag : cảm lạnh,cam lanh

Cảm lạnh và những điều chưa biết


Cảm lạnh và những điều chưa biết  
Sổ mũi, hắt hơi là dấu hiệu dễ nhận biết nhất về cảm lạnh thông thường, nhưng dưới góc nhìn của các chuyên gia, có những điều rất đáng ngạc nhiên liên quan đến hiện tượng dễ mắc nhất trong mùa đông này.


Mất 2 ngày bạn mới đổ bệnh. Nếu rát họng và chảy nước mũi, hãy nghĩ lại 2 ngày trước để xem mình bị lạnh ở đâu. Các chuyên gia nói rằng phải mất khoảng hai ngày để cơn Cảm lạnh  âm nhập vào tế bào và tạo ra các triệu chứng.

Dù Cảm lạnh  thường dễ lẫn với bệnh cúm nhưng có một nguyên tắc cần nhớ là virus gây Cảm lạnh  thường không gây sốt ở người lớn trong khi đột ngột khởi phát sốt và ho thì nên nghĩ tới cúm.

Vũ khí chiến đấu tốt nhất với Cảm lạnh  là giầy thể thao, dễ hiểu hơn là tập thể dục. Qua nghiên cứu, nếu bạn thực sự muốn tránh Cảm lạnh  vào mùa đông, tốt nhất là tập thể dục đều đặn 5 ngày mỗi tuần. Bài tập vừa phải sẽ cải thiện máu lưu thông trong cơ thể, đồng thời đẩy bạch cầu đi khắp nơi lùng sục nhiễm trùng, giúp tăng cường hệ miễn dịch.




Thức khuya cũng góp phần gây hắt hơi, sổ mũi. Nếu ngủ đêm chưa đầy 7 tiếng, bạn có nguy cơ Cảm lạnh  gấp 3 lần người khác, một nhà nghiên cứu của Đại học Carnegie Mellon vừa công bố trong tạp chí Nội khoa của Mỹ.

Điều quan trọng là sử dụng thời gian ngủ một cách thông minh, tức là ngủ hiệu quả, ngủ sâu, không chập chờn. Tốt hơn cả là tắt tivi và đèn trước khi ngủ để đỡ phải phân tâm khi bước vào chu kỳ giấc ngủ của bạn.

Chữa Cảm lạnh  bằng nước cam ít tác dụng. Khi có dấu hiệu Cảm lạnh   điều đầu tiên mà ta hay nghĩ đến là cung cấp vitamin C cho cơ thể để hỗ trợ hệ miễn dịch.

Một nghiên cứu tổng hợp của Đại học Quốc gia Australia và Đại học Helsinki cho hay, đối với đa số người dân, vitamin C không có tác dụng ngăn chặn hoặc làm giảm các triệu chứng của Cảm lạnh   Tuy nhiên, khi cơ thể khỏe mạnh, nó lại có tác dụng phòng ngừa rất tốt. Có thể bổ sung vitamin C tự nhiên qua thực phẩm như cam, chanh, đu đủ, súp lơ, cà chua, ớt…

Một virus cảm lạnh có thể làm người ta béo lên. Có người tăng 4-5 kg sau một trận cảm lạnh, điều này không phải là ngoại lệ theo nghiên cứu tại bệnh viên nhi Rady ở San Diego đăng trên tạp chí Nhi khoa.

Nếu trẻ bị mắc virus có tên adenovirus 36, một loại virus cảm lạnh thông thường, bệnh nhi còn có vấn đề về tiêu hóa gây tăng cân quá mức. Dù không phải tất cả virus cảm lạnh gây ra điều này nhưng đây là một cảnh báo để mọi người nên ý thức hơn trong việc giữ sức khỏe vào mùa này.

Đồ uống nóng làm giảm các triệu chứng cảm lạnh. Đúng vậy, trà nóng, cháo nóng khiến người bệnh cảm thấy khỏe hơn khi bị cảm lạnh.

Các nhà nghiên cứu của Anh cho rằng, chỉ cần nhấm nháp một loại đồ uống nóng có thể giảm ngay lập tức các triệu chứng cảm lạnh tồi tệ nhất như ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng và mệt mỏi. Điều dễ làm khác là một tách trà thảo dược nóng thêm một lát chanh và một thìa mật ong cũng làm giảm đau họng rất tốt.

Mỗi người trong đời trung bình mắc khoảng 200 ca Cảm lạnh   Đó là con số tạm tính của người sống đến tuổi 75. Trong khi trẻ nhỏ trung bình bị Cảm lạnh  từ 4 đến 8 lần mỗi năm thì người già mắc ít hơn do hầu hết người cao tuổi đã được tiếp xúc với đa số các virus gây Cảm lạnh  thông thường.

Tuy nhiên, hiện giờ cũng sinh ra một số virus mới mà người cao tuổi rất dễ tổn thương, thường biểu hiện ở bệnh hô hấp trên.

Cảm lạnh  thực sự khó truyền nhiễm. Chúng ta nghe nói nhiều rằng virus cảm cúm có thể lan truyền bằng cái bắt tay hay cơn ho của người ốm. Thực sự không phải như vậy. Qua các nghiên cứu gần đây của Đại học Cardiff thì việc truyền bệnh từ người sang người “khá khó khăn”.

Thực tế, virus lạnh phải có các điều kiện lý tưởng mới khiến bạn bị lây nhiễm, trong đó có thời gian tiếp xúc kéo dài và gần gũi. Nói cách khác, để tránh lây Cảm lạnh  thì không cần phải đeo khẩu trang phòng ngừa.

Theo ANTĐ

“Chặn” cảm lạnh ngay từ phút đầu tiên


 
Cảm giác ngưa ngứa trong cổ họng, đầu váng vất, đau mình mẩy… đó là biểu hiện của 1 đợt cảm lạnh bắt đầu. Dưới đây là những cách giúp ngăn cảm lạnh trước khi nó thực sự phác tác và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn vào ngày hôm sau.
Ngay khi bắt đầu thấy các triệu chứng


Uống nước hoặc nước trái cây ngay: Cơ thể đủ nước sẽ giúp giảm các triệu chứng như viêm họng và sổ mũi,

Súc miệng bằng nước muối: để chống lại tình trạng viêm họng, hãy thêm nửa thìa muối vào cốc nước ấm. Muối sẽ “bóc tách” các chất đeo bám thành họng, giúp giảm viêm, làm sạch nhầy và các kích thích ở cuối họng.

Súc miệng cũng giúp “tống cổ” các vi khuẩn, vi rút, giúp giảm mật độ vi khuẩn trong họng.

Giữ mũi sạch sẽ: Dùng nước muối dạng xịt làm sạhc mũi ngay khi triệu chứng cảm lạnh xuất hiện sẽ giúp giảm các phản ứng khó chịu nhanh chóng nhờ tống sạch các chất bẩn ra.

Trong 2 giờ đầu tiên
 
Ra hiệu thuốc: Mua các loại thuốc giảm đau, hạ sốt như acetaminophen để giảm đau nhức. Các loại thuốc giúp giảm sổ mũi, chảy nước mắt.

Các loại thuốc ho truyền thống: Mật ong để lâu rất tốt cho người mới bị viêm họng. 1-2 thìa cho vào trà hoặc uống luôn. Đừng quên bổ sung viên kẽm để tăng sức đề kháng của cơ thể.

Trong 6 tiếng đầu
 
Ngừng làm việc: Cơ thể bạn sẽ chống chọi với vi rút tốt hơn nếu bạn được nghỉ ngơi. Nhưng nếu bạn tiếp tục làm việc, cơ thể sẽ không đủ sức để chiến đấu. Ngoài ra, ngày đầu tiên cũng dễ lây nhiễm bệnh cho người khác nhất.

Để không phát tán vi khuẩn, hãy rửa tay hoặc sử dụng gel rửa tay khô.

Đừng quên ăn nhiều đồ ăn lỏng: Luôn duy trì việc uống nước, nước quả, trà hay súp gà cho bữa trưa. Các món ăn trị cảm truyền thống cũng rất hữu dụng.

Vận động 1 chút: Nếu bạn cảm thấy mình có thể nhúc nhắc thì hãy “tập nhẹ 1 chút có thể tăng cường hệ miễn dịch. Nhưng lưu ý không để nhịp tim tăng quá cao.

Cuối ngày
 
Tăng cường khả năng chiến đấu chống khuẩn: Một chế độ ăn bổ dưỡng sẽ tiếp thêm năng lượng cho hệ miễn dịch. Vì thế hãy chọn một bữa tối với các món ăn giàu protein như thịt, cá hay đậu đỗ với cơm, xôi nếp cẩm và nhiều rau quả.

Có thể tắm vòi sen nóng trước khi đi ngủ nếu cảm thấy vẫn ngào ngạt để có 1 giấc ngủ ngon.

Ngày tiếp theo
 
Tất cả sẽ tốt hơn? Nếu bạn cảm thấy tệ hơn hay sốt, bắt đầu nôn và đau đầu nhiều hơn thì hãy gọi bác sĩ. Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn bị mắc 1 bệnh nghiêm trọng nào đó chứ không hẳn là cảm lạnh (chẳng hạn như cảm cúm hay viêm nhiễm) và bạn có thể dùng các loại thuốc kháng khuẩn, kháng sinh hay cách điều trị phù hợp khác.


Khi bé bị Sổ mũi ngoài việc dùng các biện pháp phòng tránh dân gian nếu bị nhẹ nếu bị nặng các mẹ nhớ dùng kèm thêm các sản phẩm Cảm xuyên hương nổi tiếng của công ty dược yên bái để chữa trị  cho bé nhé.Trường hợp để lâu dài các mẹ lên đưa đến các cơ sở khám chữa bệnh để các bác sĩ kiểm tra và khám cho bé
Còn nếu thấy khá hơn thì hãy lặp lại chu trình ở trên để bệnh sớm lui.

Nhân Hà
Theo Health

Tag : cảm lạnh,cam lanh

6 lý do tại sao cảm lạnh “ở lại”


Triệu chứng cảm lạnh có thể loại trừ trong 2 ngày. 70% người bị cảm lạnh sẽ thấy khá hơn trong 1 tuần. Nhưng không bình thường nếu triệu chứng kéo dài tới 2 tuần.
  
Thỉnh thoảng, một số việc vô tình hay hữu ý sẽ làm tình trạng bệnh kéo dài hơn mong đợi. Hãy xem tại sao bạn lại bị ốm lâu hơn bình thường như vậy nhé?

1. Thiếu sự nghỉ ngơi

Ngủ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Thực thế, một nghiên cứu đăng tải đầu năm nay trên tạp chí Những thành tựu Y học trong nước (Mỹ) đã chứng minh rằng những người mà ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm sẽ cần gấp 3 lần về mặt thời gian để có thể “thoát” khỏi chứng cảm lạnh  so với những người ngủ từ 8 tiếng trở lên.

Khi bị cảm lạnh , tình trạng mỏi mệt và các triệu chứng của bệnh sẽ không giảm nhanh nếu bạn không được nghỉ ngơi đầy đủ. Nhưng làm thế nào để dẹp bỏ được mọi việc sang một bên trong lúc “khật khừ”? Thật không dễ!

2. Uống ít nước

Chất lỏng đóng vai trò quan trọng của quá trình hồi phục. Nếu bệnh cảm lạnh  không lui thì cần bổ sung nhiều nước trắng hay nước quả hơn nữa.

Thiếu chất lỏng sẽ gây khó chịu và có thể dẫn tới tình trạng khử nước, bởi vì nhu cầu nước tăng lên khi bạn ốm trong khi tình trạng hao hụt cũng rất mạnh. Trong một số trường hợp, thiếu nước làm cho các triệu chứng bệnh tật kéo dài.

3. Dùng nhiều thuốc ngăn tiết dịch mũi

Bất kỳ ai muốn ngủ khi mũi đang ngào ngạt đều hiểu rằng cần phải dùng loại thuốc làm thông mũi. Chỉ một chút thuốc nhỏ mũi sẽ không vấn đề gì nhưng quá nhiều có thể sẽ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn và kéo dài các triệu chứng cảm lạnh 

Thực tế, nước mới là loại thuốc lý tưởng giúp chất nhầy đẩy nhanh ra khỏi đường thở, giúp người bệnh dễ thở hơn (uống nhiều nước sẽ làm tăng tiết chất dịch, làm chấy nhầy loãng ra; hoặc dùng nước muối xịt để làm sạch đường thở).

4. Trị sai bệnh

Cảm lạnh rất dễ nhầm với các bệnh khác như viêm xoang hay dị ứng. Vì thế nếu điều trị theo hướng cảm lạnh  đến vài ngày mà không thấy tình hình khá hơn thì đó là cách điều trị sai.

Dễ nhầm lẫn nhất là dị ứng vì dị ứng có các biểu hương tương tự hoặc rất giống với cảm lạnh  Tuy nhiên, có những đặc trưng để phân biệt. Cả lạnh thường biểu hiện từ vùng cổ trở lên và thường đạt “đỉnh” sau 1 vài ngày. Dị ứng lại thường từ tay và diễn tiến chậm, các triệu chứng dai dẳng.

Mặc dù dị ứng và cảm lạnh  đều có thể gây ra ho, chảy nước mũi và hắt hơi, chúng cũng có thể gây đau cơ, mỏi mệt và làm giảm cảm giác thèm ăn nhưng biểu hiện của cảm lạnh  có tính rõ rệt hơn so với dị ứng.

Theo chuyên gia y tế Mỹ, một cách thử phân biệt giữa cảm lạnh  với cảm cúm là uống thuốc kháng histamine. Nếu cảm thấy tình trạng đột nhiên khá lên thì chắc chắn đó là dị ứng”.

Một nguyên nhân khác khiến các triệu chứng cảm lạnh dai dẳng là bị viêm xoang, bệnh thường gặp ở những người hay bị cảm lạnh. Viêm xoang khó chẩn đoán, đặc biệt là giai đoạn đầu nhưng có một số dấu hiệu điển hình như: đau ở mặt, đau đầu, sốt, có mủ mũi màu vàng hoặc xanh. Lúc này kháng sinh mới giúp dứt bệnh.

5. Quá tin vào thảo dược

Tất cả chúng ta đều được khuyên nên áp dụng một phương thức giải cảm dân gian nào đó nhưng uống những loại thảo dược này thường không mang lại tác dụng rõ rệt.

Ngoài ra, việc lạm dụng các vitamin bổ sung (vitamin C, D) cũng có thể làm bạn thất vọng.

6. Không ngừng luyện tập

Đối với những người luyện tập thể dục thể thao, thật khó để bắt họ ngừng tập chỉ vì mấy triệu chứng ngạt mũi, đau họng.

Tuy nhiên, không nên tập như khi khỏe mạnh bình thường. Cường độ luyện tập cần giảm xuống nếu muốn hệ miễn dịch đủ sức chống chọi với virus gây bệnh.

Nhân Hà
TheoEW