Tìm kiếm

Trẻ sổ mũi: Phòng hơn chữa






Chỉ cần một chút kích thích nóng lạnh, hoặc thay đổi sinh lý cũng có thể khiến trẻ Sổ mũi  ngạt mũi... gây khó thở và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.


Sổ mũi kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ vì do đặc điểm thể trạng, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa.


Một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bé phòng tránh ngạt mũi, So mui


1. Dùng tăm bông lau mũi


Dùng bông tăm lau sạch mũi bé 1 – 2 lần/ngày. Mẹ phải lưu ý, trước khi dùng bông tăm lau sạch mũi bé, cần phải nhúng đầu bông tăm vào một chén nước ấm rồi mới lau cho bé. Nếu mẹ không nhúng bông tăm trước khi lau cho bé, những mảnh bụi li ti trong bông tăm sẽ bám vào mũi bé, làm bé khó chịu và có thể sẽ khó thở hơn.


2. Dùng gói lá xông mũi


Mẹ có thể mua gói lá xông mũi ở hiệu thuốc bắc về cho bé. Lúc bé thức: mẹ cho gói lá xông vào một túi nhỏ, đeo trên ngực áo cho bé. Khi bé ngủ: mẹ có thể đặt 2 gói lá xông vào hai cái túi vải nhỏ, đặt ở hai bên gối của bé.





Sổ mũi ngạt mũi là bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa. (Ảnh minh họa).



3. Dùng nước muối sinh lý


Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi.


Làm thông mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, chăm sóc trẻ nghẹt mũi cũng cần tăng cường nước uống và dinh dưỡng đầy đủ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có ý kiến của bác sĩ.

4. Day hai bên cánh mũi


Khi bé ngủ, mẹ kê cao gối cho bé hơn ngày thường cho bé dễ thở. Mẹ dùng tay, day vào phần 2 cánh mũi (nơi giao nhau của gốc mũi và má), bé sẽ không còn ngạt mũi.


Lưu ý


- Mẹ không nên dùng miệng để hút mũi trẻ, sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ, chỉ sử dụng dụng cụ hút mũi và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần dùng.


- Một số loại thuốc ngạt mũi chỉ có người lớn mới dùng được, nếu sử dụng cho trẻ tuy có thể giúp bé dễ chịu ngay sau khi nhỏ hay xịt nhưng lại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, kể cả tính mạng của trẻ. Những thuốc có thể dùng cho trẻ em là:


* Natriclorid (efticol): là dung dịch nhỏ mũi chứa 0,9% natriclorid. Cơ chế tác dụng rất đơn giản là nước muối gây co niêm mạc mũi, co mạch, làm thông thoáng mũi. Vì là dung dịch có nồng độ natriclorid bằng với nồng độ sinh lý (0,9%) nên không gây rát niêm mạc. Có thể dùng cho trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh. Mỗi ngày có thể dùng 3- 4 lần, mỗi lần 2-3 giọt cho mỗi bên mũi .


* Ephedrin: Trên thị trường có loại thuốc nhỏ mũi 3% dùng cho người lớn và loại nhỏ mũi 1% dùng cho trẻ em. Khi dùng cần phân biệt để tránh nhầm lẫn. Tuy nhiên khi dùng cho trẻ em loại ephedrin 1% cũng chỉ dùng khi thật cần thiết và không dùng quá 8 ngày. Nếu dùng kéo dài thuốc gây độc toàn thân (làm nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ).


Khi bé bị Sổ mũi ngoài việc dùng các biện pháp phòng tránh dân gian nếu bị nhẹ nếu bị nặng các mẹ nhớ dùng kèm thêm các sản phẩm Cảm xuyên hương nổi tiếng của công ty dược yên bái để chữa trị  cho bé nhé.Trường hợp để lâu dài các mẹ lên đưa đến các cơ sở khám chữa bệnh để các bác sĩ kiểm tra và khám cho bé


Tag : 

Cách trị bệnh sổ mũi nước


 
Khi thời tiết trở mùa lạnh hoặc khi tới những mùa cúm, cơ thể chúng ta dễ dàng nhạy cảm và chịu sự ảnh hưởng của sự thay đổi đột ngột với nhiệt độ môi trường.
Nếu sức đề kháng của bạn yếu, bạn sẽ dễ dàng bị cảm và chảy nước mũi. Nếu bạn dễ bị dị ứng, bạn sẽ mang theo mình một căn bệnh viêm mũi lâu dài. Dù bệnh của bạn xuất phát từ nguyên nhân nào cũng đều có cách chữa trị. Hầu hết các phương pháp chữa trị tại nhà là giải pháp tạm thời. Nếu bạn mắc bệnh Sổ mũi kéo dài trong nhiều tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ của bạn. Ông sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân của vấn đề và cho bạn lời khuyên đúng đắn. Dưới đây là một số cách ngăn chặn Sổ mũi trong những ngày đầu tiên bạn mắc bệnh.
Mua thuốc cảm lạnh nếu chảy nước mũi là do cảm lạnh hoặc do sự xâm nhập của virus vào cơ thể. Thuốc sẽ có tác dụng làm khô chất nhờn, loại bỏ chảy nước mũi của bạn. Nhưng phải nhớ là đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ đấy nhé! Không là thuốc sẽ có tác dụng phụ.
Sử dụng thuốc xịt mũi. Loại thuốc này có sẵn trong bất kỳ cửa hàng thuốc. Khi bạn mắc bệnh 
Sổ mũi, các mô bên trong mũi của bạn sưng lên. Thuốc xịt mũi giúp giảm các vấn đề về sưng mô, qua đó cải thiện mũi của bạn để nó hoạt động tốt hơn. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc xịt mũi cho một vài ngày. Nếu sử dụng lâu hơn, chúng có thể làm căn bệnh của bạn trầm trọng thêm.
Ngủ với một độ ẩm trong phòng. Nếu bạn ngủ trong phòng có nhiều độ ẩm, sẽ giúp cho chất nhầy trong mũi của bạn mỏng đi và bạn thở dễ dàng hơn.
Trộn 1 muỗng cà phê muối với 1 chén nước ấm, cho chúng vào một chay nước nhỏ mắt. Nghiêng đầu của bạn và nhỏ vài giọt vào mũi của bạn. Khi bạn hít thở sâu, giải pháp này sẽ giúp làn sạch mũi của bạn. Lặp lại quá trình nhiều lần để hoàn toàn làm sạch mũi của bạn. Bạn cũng có thể mua một bình này tại một cửa hàng thuốc.
Lấy một mảnh nhỏ của rễ gừng, vắt và uống nước được trích xuất từ gốc. Khắc phục bằng cách này có thể làm tăng lưu thông mũi và giảm chất nhầy. Lặp lại quá trình 3-4 lần một ngày để ngăn chặn chảy nước mũi của bạn.
Nếu bạn bị dị ứng với bất cứ thứ gì trong nhà, thì hãy đem nó đi ngay, đặt chổ khác nơi mà bạn không thường xuyên tiếp xúc với nó.
Hãy giữ cho mũi của bạn tránh thời tiết lạnh, bằng cách uống trà thảo dược thiên nhiên, điều này có thể giúp ngăn chặn bệnh 
Sổ mũi. Sự ấm áp của trà có thể ấm lên các cơ quan của cơ thể bạn, bao gồm các phần của cổ họng và mũi của bạn.
Chúc bạn có một sức khỏe tốt!


Khi bé bị Sổ mũi ngoài việc dùng các biện pháp phòng tránh dân gian nếu bị nhẹ nếu bị nặng các mẹ nhớ dùng kèm thêm các sản phẩm Cảm xuyên hương nổi tiếng của công ty dược yên bái để chữa trị  cho bé nhé.Trường hợp để lâu dài các mẹ lên đưa đến các cơ sở khám chữa bệnh để các bác sĩ kiểm tra và khám cho bé

Chữa nghẹt mũi bằng phương pháp thiên nhiên



Nghẹt mũi sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ, nghỉ ngơi cũng như làm giảm hiệu suất làm việc. Ngoài biện pháp dùng thuốc, bạn có thể tự chữa nghẹt mũi bằng phương pháp thiên nhiên...


Xông mũi
Bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào một chiếc khăn tay sạch rồi đưa lên mũi và hít thật sâu. Nếu không có tinh dầu bạc hà, có thể mua các ống hít trị nghẹt mũi, Sổ mũi có bán tại các nhà thuốc để thay thế.

Một cách khác là nhỏ vài giọt tinh dầu hạt bưởi vào nửa cốc nước ấm và hít hơi nước bốc lên. Làm 2-3 lần/ ngày đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi thức giấc vào buổi sáng.







Hoặc trộn ¼ muỗng cà phê muối với ¼ muỗng cà phê thuốc tiêu mặn (thuốc muối hay baking soda) và khoảng 200ml (1 cốc) nước ấm, nhỏ vài giọt dung dịch vào hai bên mũi để giúp thông mũi.


Bạn cũng có thể chữa nghẹt mũi bằng cách: lấy một nắm hành củ (tốt nhất là hành hoa) hoặc 3-4 củ hành tây, thái nhỏ, đun cùng với dấm hay nước lọc chờ sôi và dùng hơi nước xông mũi. Nếu không có điều kiện để xông có thể đập nát hành củ vắt lấy nước rồi dùng bông thấm nước này nhét vào lỗ mũi.

Ngoài ra, giấm táo cũng có tác dụng điều trị xung huyết mũi. Để xông mũi bằng giấm tạo, bạn đun nóng một ít giấm táo cho bốc hơi rồi đưa lên mũi.

Ấp nóng


Bên cạnh việc xông mũi, bạn cũng có thể chữa nghẹt mũi bằng cách ấp nóng.

Trước khi đi ngủ hãy lấy khăn thấm nước nóng đặt nên hai tai trong vòng 10 phút, mũi sẽ thông và thở bình thường ngay bởi ở tai có mạng lưới thần kinh rất nhỏ có tác dụng điều tiết tuần hoàn máu ở mũi. Khi nhiệt độ cao tác dụng, huyết quản sẽ nở ra.


Cũng có thể dùng khăn thấm nước nóng đặt lên mũi.

Xoa bóp

Nếu bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, vài ba phút sẽ thấy hiệu quả ngay.


Để bảo vệ mũi, bạn nên làm sạch mũi hàng ngày để bảo vệ mũi bằng cách nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, để một lát rồi hỉ sạch mũi ra ngoài giúp đường thở thông thoáng, dễ chịu.


Minh Minh (tổng hợp)


Tag : Cách chữa sổ mũi , cach chua so mui

Sổ mũi và ngạt mũi kéo dài, vì đâu?



Những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi hoặc các mùi gây dị ứng, nhân viên văn phòng thường xuyên tiếp xúc với không khí máy lạnh… có nguy cơ nhiễm các bệnh về mũi cao nhất.


Nếu trong một văn phòng có trên 30% số nhân viên bị viêm mũi thì người ta có thể nghĩ tới đây là một bệnh ”nghề nghiệp”. Bên cạnh các triệu trứng của mũi như so mui, ngạt mũi… thường xuyên hành hạ do họ bị ô nhiễm bởi môi trường làm việc thì lúc chuyển mùa lại làm cho bệnh nặng lên.










Trung bình mỗi ngày có khoảng 9.000 lít không khí đi qua mũi của một người trưởng thành để vào phổi. Dù không khí có khô đến đâu, có lạnh đến đâu đi nữa, mũi vẫn phải làm cho không khí đủ ấm (vừa bằng với thân nhiệt) và ẩm (bằng độ ẩm của cơ thể) trước khi vào đến phổi; nếu không, phổi sẽ bị hư hại.


Trên đường từ mũi vào phổi, không khí phải đi qua 2 buồng trống nằm hai bên cánh mũi và phía dưới mắt. Tại những buồng trống này có các tuyến tiết ra nước mũi để làm không khí đủ ẩm khi vào đến phổi. Các tuyến này mỗi ngày trung bình tiết ra chừng 2 lít nước mũi để giữ ẩm cho các cơ trong mũi, miệng, cổ họng và các buồng không khí nói trên.


Tại sao bạn bị sổ mũi, ngạt mũi?


Trong những mùa không khí quá khô, chất đờm trong cổ họng bị khô lại và trở nên dính như keo. Khi đó, nước mũi sẽ đọng lại thành vũng ở vách sau của mũi, không khí ra vào mạnh thường tạo nên tiếng kêu sột soạt, và như thế là bạn đã bị sổ mũi.


Đôi khi nước mũi bạn trở nên rất đặc, dính như chất keo, có mầu xanh hay vàng, chảy ra nhiều làm bạn thấy khó chịu, khó thở, nghẹt mũi. Hoặc đôi lúc khi nằm, những mũi dãi này rơi vào cổ họng làm bạn bị ho sặc.


Khoang mũi là các buồng trống trong sọ, thường nằm hai bên mũi và quanh mắt. Không khí khi vào mũi sẽ phải đi qua các buồng trống này trước khi đến phổi. Nhiệm vụ của các buồng này là làm cho không khí trở nên ấm áp khi vào đến phổi.


Nếu vì một lý do nào đó mà đường hô hấp qua các khoang mũi bị nghẽn lại (do các tế bào hình lông trong đó bị đờm dính keo lại, do bệnh cảm hay cúm, do dị ứng làm phía trong mũi bị sưng, nhỏ lại, làm nghẽn đường ra vào của không khí...), bạn bị nghẹt mũi, các vi khuẩn có dịp sinh sôi nảy nở... và gây nhiễm trùng khoang mũi. Nếu bạn cứ bị nghẹt mũi hoài, các tế bào trong đường hô hấp này có thể biến dạng và dẫn đến bệnh nghẹt mũi kinh niên. Không khí quá khô là nguyên nhân chính yếu của bệnh này. Nó thường làm nước mũi khô lại, trở thành đặc như keo. Lớp keo này làm các tế bào hình sợi trong khoang mũi dính lại với nhau, tạo nên nhiều biến chứng khó chịu trong mũi.



Khi bé bị Sổ mũi ngoài việc dùng các biện pháp phòng tránh dân gian nếu bị nhẹ nếu bị nặng các mẹ nhớ dùng kèm thêm các sản phẩm Cảm xuyên hương nổi tiếng của công ty dược yên bái để chữa trị  cho bé nhé.Trường hợp để lâu dài các mẹ lên đưa đến các cơ sở khám chữa bệnh để các bác sĩ kiểm tra và khám cho bé

Tag : Sổ mũi ,so mui

Xử trí khi bé bị sổ mũi

Trời lạnh thế này em bé rất hay bị sổ mũi, tịt mũi. Đêm nằm bé ngạt không ngủ được quấy khóc đến là thương. Mình có vài kinh nghiệm “điều trị” thế này, xin chia sẻ cùng các mẹ:

- Quan trọng nhất để ngăn chặn tình trạng con bị chảy nước mũi (dễ chuyển sang thành viêm họng, lên đờm) là phải giữ ấm cho con. Trời lạnh thế này nếu bé ra ngoài, các mẹ đừng quên cho con mặc quần áo ấm, đeo khẩu trang, găng tay, đội mũ che tai và quàng khăn kín cổ. Nếu bé ở trong nhà thì nên bật máy sưởi để không khí được ấm hơn (hít khí lạnh cũng là nguyên nhân khiến bé bị viêm mũi). 
- Nếu các mẹ đã cố gắng hết sức để giữ ấm cho bé rồi mà bé vẫn bị sổ mũi (cũng khó tránh lắm vì bé đi ngủ hay đạp chăn mà), thì làm các bước sau: 
1. Hút nước mũi cho bé bằng dụng cụ chuyên dụng. Bước này quan trọng đấy vì giúp lấy đi hết dịch nhầy và “cứt mũi”, cho mũi bé được sạch và thông thoáng. Trước khi hút các mẹ nhỏ vài giọt nước muối sinh lý hoặc xịt nước muối biển (loại trẻ em) cho bé nhé! 
2. Nhỏ thuốc mũi cho bé theo chỉ định của bác sỹ (tuân thủ nghiêm ngặt nhé, vì mình nghe nói bé bị ngạt dùng thuốc khác, bị chảy nhiều nước mũi dùng thuốc khác). 
3. Vì bé so mui hay bị ngạt, mẹ nên cho bé nằm kê cao đầu, cách này để “lưu thông” nước mũi. (Có đêm mình phải tựa gối ôm con ngủ đấy, mỏi rã cả tay, nhưng nhờ thế con thở được tốt hơn, không quấy khóc). 
4. Các mẹ cần tránh để bé hít phải khí lạnh vào lồng ngực. Bác sĩ tai mũi họng Lee D. Eisenberg tại ĐH Columbia (TP New York, Mỹ) khuyên bạn nên che mũi, miệng cho con bằng khăn lụa mỏng. Ở Việt Nam mình thì các mẹ có khẩu trang. Khăn/khẩu trang sẽ làm không khí quanh mũi được ấm lên, tránh tình trạng chảy nước mũi. 
5. Với các bé lớn hơn, bạn hỉ mũi cho bé bằng khăn giấy mềm, sạch rồi vứt ngay vào thùng rác nhé! Bôi thuốc mỡ cho bé để giữ ẩm và chống sưng tấy nếu cửa mũi bị rát vì phải hỉ mũi quá nhiều. 
Mẹ Gab
Tag : Sổ mũi ,so mui